July 16, 2024

Quảng Nam: Sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn

Sáng 11/7, Kỳ họp thứ 24 của HĐND tỉnh Quảng Nam, khóa X tiếp tục chương trình làm việc dưới sự chủ trì của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Xuân Vinh và Nguyễn Công Thanh.

Tại kỳ họp, bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ trình bày tờ trình đề nghị HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.


Theo bà Hoa, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 theo quy định. Hiện nay đề án này đã được tổ chức lấy ý kiến cử tri và thông qua HĐND cấp huyện, cấp xã có liên quan.

Tại Quảng Nam, qua rà soát, đánh giá, đối chiếu quy định hiện hành, giai đoạn 2023 - 2025 toàn tỉnh có 2 ĐVHC cấp huyện và 14 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp. Cụ thể, ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp có huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn.





Bà Trần Thị Kim Hoa trình bày tờ trình tại kỳ họp.

ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp, gồm 14 đơn vị; trong đó có 4 phường Minh An, Sơn Phong, TP Hội An; An Xuân, Phước Hòa, TP Tam Kỳ; có 1 thị trấn thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh; có 9 xã gồm Tam Thanh, TP Tam Kỳ; Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Chánh, huyện Thăng Bình, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn, xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, xã Cẩm Kim, TP Hội An.


Về phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, theo UBND tỉnh, đối với phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn để thành lập huyện Quế Sơn mới.


Đối với phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa để thành lập xã Quế Tân. Tương tự, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Định Bắc và Bình Định Nam để thành lập xã Bình Định mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Chánh và xã Bình Phú để thành lập xã Bình Phú mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Duy Thu và xã Duy Tân để thành lập xã Duy Tân mới.


Cùng với đó, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn để thành lập xã Tiên Sơn. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Sơn Viên và xã Quế Lộc để thành lập xã Quế Lộc mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Vinh và thị trấn Phú Thịnh để thành lập thị trấn Phú Thịnh mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Phước Hòa và phường An Xuân để thành lập phường An Xuân mới.


Tại tờ trình, UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh tán thành chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, với phương án sắp xếp huyện Nông Sơn và 10 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Nam có 17 ĐVHC cấp huyện (gồm 14 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố, 233 ĐVHC cấp xã (gồm 190 xã, 29 phường, 14 thị trấn).

Quảng Nam: Sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn

Sáng 11/7, Kỳ họp thứ 24 của HĐND tỉnh Quảng Nam, khóa X tiếp tục chương trình làm việc dưới sự chủ trì của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Xuân Vinh và Nguyễn Công Thanh.



Tại kỳ họp, bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ trình bày tờ trình đề nghị HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.


Theo bà Hoa, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 theo quy định. Hiện nay đề án này đã được tổ chức lấy ý kiến cử tri và thông qua HĐND cấp huyện, cấp xã có liên quan.

Bà Trần Thị Kim Hoa trình bày tờ trình tại kỳ họp.

Tại Quảng Nam, qua rà soát, đánh giá, đối chiếu quy định hiện hành, giai đoạn 2023 - 2025 toàn tỉnh có 2 ĐVHC cấp huyện và 14 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp. Cụ thể, ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp có huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn.


ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp, gồm 14 đơn vị; trong đó có 4 phường Minh An, Sơn Phong, TP Hội An; An Xuân, Phước Hòa, TP Tam Kỳ; có 1 thị trấn thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh; có 9 xã gồm Tam Thanh, TP Tam Kỳ; Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Chánh, huyện Thăng Bình, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn, xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, xã Cẩm Kim, TP Hội An.


Về phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, theo UBND tỉnh, đối với phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn để thành lập huyện Quế Sơn mới.


Đối với phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa để thành lập xã Quế Tân. Tương tự, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Định Bắc và Bình Định Nam để thành lập xã Bình Định mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Chánh và xã Bình Phú để thành lập xã Bình Phú mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Duy Thu và xã Duy Tân để thành lập xã Duy Tân mới.


Cùng với đó, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn để thành lập xã Tiên Sơn. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Sơn Viên và xã Quế Lộc để thành lập xã Quế Lộc mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Vinh và thị trấn Phú Thịnh để thành lập thị trấn Phú Thịnh mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Phước Hòa và phường An Xuân để thành lập phường An Xuân mới.


Tại tờ trình, UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh tán thành chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, với phương án sắp xếp huyện Nông Sơn và 10 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Nam có 17 ĐVHC cấp huyện (gồm 14 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố, 233 ĐVHC cấp xã (gồm 190 xã, 29 phường, 14 thị trấn).



July 14, 2024

Áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào tỉnh nào?

 


Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 14/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam của quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/h.


Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, duy trì hướng di chuyển với tốc độ 10-15 km/giờ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật 9. Khu vực chịu ảnh hưởng: Phía Tây của khu vực giữa Biển Đông, phía Tây Nam của khu vực bắc Biển Đông, vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.


Khoảng 7 giờ ngày 15/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10-15 km/giờ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.



Trên biển, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh.


Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2,0-4,0m. Vùng biển ngoài khơi từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi sóng biển cao 1,5-3,0m


Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn trên đất liền diễn biến phức tạp. Từ ngày 14/7 đến ngày 17/7, khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa phổ biến 60-120mm, cục bộ có nơi trên 200mm. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 250mm.



Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.


Để chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành triển khai nghiêm Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 13/7 của Thủ tướng Chính phủ; văn bản số 4972/BNN-ĐĐ ngày 12/7 của Bộ NN&PTNT, đồng thời thực hiện tốt một số nội dung sau:



Các tỉnh, thành phố khu vực ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; đề phòng dông lốc cục bộ. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới là từ vĩ tuyến 12,0 - 17,0; từ kinh tuyến 109,5 - 115,0 (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).


Đối với khu vực đất liền, các tỉnh, thành phố cần tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan...


Các địa phương theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo; thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra, đồng thời sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.


Theo Tô Hội/ Sức khỏe và đời sống

Đà Nẵng: Công viên rồng, cần hay không?

- Chẳng phải thành phố đã có chủ trương rồi sao! Cảnh ngổn ngang ở khu đất dự kiến làm công viên rồng. Cảnh ngổn ngang ở khu đất dự kiến làm...