December 12, 2019

Nhiều cán bộ Đà Nẵng "co" lại vì... sợ làm sai

Lãnh đạo Sở Nội vụ TP Đà Nẵng thừa nhận hiện nay nhiều cán bộ "co" lại, tâm lý lo sợ làm sai...
Ông Võ Ngọc Đồng thừa nhận cán bộ hiện nay "co" lại vì sợ sai

Cán bộ "co" lại vì... sợ sai

Sáng nay (12/12), tại phiên trả lời chất vấn của Giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, nhiều đại biểu chất vấn việc có hiện tượng cán bộ đùn đẩy việc, "co" lại không dám làm việc để tồn đọng công việc kéo dài. Đặc biệt, đại biểu Nguyễn Thành Tiến - Trưởng ban Đô thị HĐND TP Đà Nẵng hỏi: "Giám đốc Sở có "co" lại không? Năm 2020, có giải pháp gì để cán bộ không còn "trạng thái ngủ đông" để hoàn thành nhiệm vụ mãnh liệt hơn.

Trả lời vấn đề này, ông Võ Ngọc Đồng - Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng thừa nhận, công chức có sự co lại, tâm lý lo sợ. Nguyên nhân là do thời gian qua, liên quan đến nhiều sai phạm đã có người bị bắt, bị kỷ luật. Việc xử lý này tạo niềm tin cho người dân trong phòng chống tham nhũng, lãng phí nhưng cũng có tác động tinh thần làm việc của cán bộ.
"Việc này không phải chỉ có cán bộ công chức mà cả lãnh đạo nữa. Nhiều khi lãnh đạo có chỉ đạo quyết liệt với công việc thì cũng có sự chuyển biến, còn bản thân công chức là tham mưu. Qua thanh tra, kiểm tra, điều tra, các sở ngành soi rất kỹ, sai một tí phải xử lý. Anh em cũng thận trọng, sự thận trọng ở đây không phải là bỏ bê công việc mà là thận trọng với quy định pháp luật", ông Đồng nói.

Ông Đồng cho biết thêm, bây giờ cán bộ phải soi văn bản luật, nghị định, thông tư để hoàn chỉnh hết thì mới dám làm. Việc này ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Ai cũng muốn thành phố phát triển nhưng phải làm đúng pháp luật. Bản thân từ lãnh đạo đến công chức ai cũng sợ vi phạm xử lý kỷ luật.

Theo Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, việc sợ trách nhiệm có ở các cấp chứ không riêng gì thành phố. Nhiều cái trước đây nghĩ thông thoáng là làm được nhưng bối cảnh hiện nay phải chấp hành đúng quy định pháp luật. Sợ là sợ pháp luật. Vì nếu không làm đúng sẽ bị khởi tố, kỷ luật.
Giải quyết thủ tục tại bộ phận một cửa Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng
Về giải pháp, ông Đồng cho biết, UBND thành phố đã có chỉ đạo và có cơ chế giám sát, như đã có kiểm tra, theo dõi nhiệm vụ được giao, tổ 1 cửa có camera giám sát… Các sở, ngành có trách nhiệm xử lý, giám sát công việc không bê trễ. Lãnh đạo cơ quan làm chỗ dựa tình thần, phê bình nhưng cũng phải khích lệ cán bộ làm việc.

Dùng nhân tài sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, ở các nước người ta không làm được là từ chức, cách chức. Bây giờ Sở này đẩy hết khó khăn, đổ qua sở khác, trách nhiệm người đứng đầu sở đâu?

"Sử dụng cán bộ đề án 922, tôi có liên tưởng đến cầu thủ Hà Đức Chinh. Chúng ta bỏ tiền ra 600 tỉ đồng để tìm người tài về. Bây giờ người tài đó chúng ta sử dụng như thế nào? Quan trọng là người sử dụng. Tôi thấy cầu thủ Hà Đức Chinh sáng giá trong đội tuyển U22 Việt Nam. Chúng ta có đánh giá hết và sử dụng không. Tôi có liên tưởng đến việc này. Có thể nối thêm trách nhiệm của các sở khi sử dụng cán bộ chất lượng cao như thế nào", ông Trung nói.
Ông Võ Ngọc Đồng cho biết, bản thân không né tránh công việc, làm được thì làm, không làm được sẽ báo cáo UBND thành phố. Việc đào tạo học viên đề án 922 ra nhưng khi đi làm lại khác. Chất lượng đào tạo có người học giỏi, có người không giỏi.

Đề án 922, tất cả các học viên khi ký kết hợp đồng với thành phố khi đi đào tạo phải xếp loại khá trở lên. Học viên đề án ra nước ngoài cũng có trường xếp loại khác nhau, đánh giá cũng khác nhau nên thành phố cân nhắc trong việc sử dụng các học viên với các học lực khác nhau.

"Việc quan trọng là sử dụng nhân lực có hiệu quả không. Việc học viên vi phạm hợp đồng sẽ đền bù cho thành phố", ông Đồng nói và nêu ví dụ về việc học ngành y đạt loại giỏi ở nước ngoài rất khó khăn. Có 2 học viên Đề án phải đền bù cho thành phố vì không đạt yêu cầu
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nhieu-can-bo-da-nang-co-lai-vi-so-lam-sai-d445186.html

Giám đốc Công an Đà Nẵng: Nhiều phụ nữ 40-45 tuổi chơi ma túy ở vũ trường

(VTC News) - Trả lời đại biểu HĐND, tướng Vũ Xuân Viên nêu thực trạng phụ nữ trung niên “chơi” ma túy ở vũ trường, và sự khó khăn về quản lý người nước ngoài tại condotel.

Trả lời chất vấn của đại biểu HĐND Đà Nẵng ngày 12/12, Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng nêu thực trạng đáng lo ngại về tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn. Số người sử dụng ma túy trong năm 2019 tăng 7,4% so với năm 2018. Nhiều trẻ vị thành niên 13-15 tuổi “chơi” ma túy trong các bar, vũ trường.

“Kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện như vũ trường, quán bar, karaoke thì phát hiện thêm số già hóa nữa. Có nhiều chị em 40-45 tuổi cũng sử dụng ma túy. Qua tìm hiểu mới thấy, buồn người ta cũng chơi ma túy, vui cũng chơi ma túy”, ông Viên cho biết.
Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng trả lời chất vấn. 
Trong năm 2019, công an thành phố tổng rà soát số người nghiện ma túy trên địa bàn để lập hồ sơ, lên danh sách đưa vào phần mềm quản lý. “Đối với địa bàn thành phố, những vụ việc được phát hiện cho thấy số người sử dụng ma túy rất lớn. Lực lượng 911 tuần tra gần như đêm nào cũng phát hiện ma túy”, Thiếu tướng Viên nói và cho biết, Công an thành phố đang dành nguồn lực lớn cả về nhân sự và kinh phí cho việc phòng chống tội phạm ma túy.

Cũng tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu nêu tình trạng lúng túng trong việc quản lý người nước ngoài cư trú, đặc biệt là tại các condotel và căn hộ phức hợp. “Hiện chúng ta chưa có giải pháp cụ thể để quản lý thì trong năm tới quản lý như thế nào?”, đại biểu Lê Xuân Hòa nêu câu hỏi.
Đại biểu Lê Xuân Hòa chất vấn về vấn đề quản lý người nước ngoài cư trú trên địa bàn Đà Nẵng. 
Trả lời vấn đề này, Thiếu tướng Vũ Xuân Viên cho biết, việc quản lý người nước ngoài rất đáng quan ngại. Các vụ việc được phát hiện, xử lý cho thấy hành vi phạm tội của người nước ngoài "gần như không thiếu gì", từ trộm cắp, ma túy, cưỡng đoạt tài sản, công nghệ cao đến lừa đảo và kể cả sản xuất phim sex.

"Trong năm vừa rồi, công an thành phố kiểm tra và xử lý rất nhiều vụ việc người nước ngoài vi phạm pháp luật tại Đà Nẵng. Đáng lo ngại là việc người nước ngoài vi phạm pháp luật có sự tiếp tay của công dân Đà Nẵng, đó là chọn địa điểm, đứng ra thuê phòng, cung cấp dịch vụ”, ông Viên nói và cho biết thêm, nhiều người nước ngoài lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục xuất nhập cảnh để vào Đà Nẵng và thành phố cũng có sơ hở trong quản lý cư trú. Năm 2019, công an thành phố bắt 9 trường hợp truy nã quốc tế và trục xuất 317 trường hợp, phát hiện, bắt giữ 32 trường hợp.
Số người nước ngoài cư trú ở condotel, căn hộ phức hợp rất lớn nhưng trên thực tế, cơ quan chức năng chưa quản lý được. “Cơ chế condotel thì cũng đã nói nhiều. Ngành công an không lúng túng nhưng hiện nay chưa phủ hết, lực lượng cơ sở chưa bám được hết. Ngoài đăng ký qua mạng, chúng tôi làm thêm giải pháp thủ công, phấn đấu làm được hết việc đăng ký cư trú”, Thiếu tướng Viên cho biết.
Người nước ngoài sử dụng ma túy tại quán karaoke bị công an Đà Nẵng phát hiện. 
Theo ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng, công tác quản lý người nước ngoài còn liên quan nhiều việc khác nên phải kiên trì; công an là cơ quan đầu mối tham mưu đề xuất ủy ban trên lĩnh vực quản lý.

“Thành phố có đáng sống, có thu hút khách du lịch hay không là phụ thuộc vào tình hình an ninh trật tự. Về vấn đề quản lý cư trú, tội phạm ma túy, đề nghị công an thành phố tăng cường lực lượng đến địa bàn, tiếp tục rà soát, ra quân trong dịp Tết Nguyên đán”, ông Trung nói.

Đà Nẵng: Cảnh sát kinh tế truy tìm chủ nhân lô hàng hiệu LV, Gucci, Channel khủng trị giá 5 tỷ đồng.


Ngày 12/12, đại diện phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP.Đà Nẵng cho biết, đang truy tìm chủ nhân của một lô hàng hiệu có giá trị khoảng 5 tỷ đồng.

Các trinh sát cho biết, qua theo dõi, phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân ở TP.HCM, TP.Hà Nội thường xuyên gửi các lô hàng tiêu dùng về TP.Đà Nẵng qua đường bưu cục với số lượng lớn.

Sau đó, từ TP.Đà Nẵng, họ sẽ phân chia rồi đưa đến các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên.
Lô hàng hiệu đang bị tạm giữ. 
Khi kiểm tra 1 bưu kiện thì công an phát hiện lô hàng này. Phía bưu cục cho hay, chỉ nhận vận chuyển, không có hóa đơn chứng từ của số hàng hoá này.

Qua kiểm đếm, lô hàng có 233 kiện hàng. Lô hàng này chứa quần áo, giày dép, mỹ phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng như LV, Gucci, Channel… Ước lượng giá trị của lô hàng khoảng 5 tỷ đồng. Hiện, công an đang tạm giữ để truy tìm chủ nhân của lô hàng.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/da-nang-truy-tim-chu-nhan-lo-hang-hieu-lv-gucci-channel-khung-a459550.html

Đà Nẵng: 9X chết bất thường trong phòng trọ sau khi xem chung kết U22 Việt Nam

Đập cửa, gọi điện không thấy Cường trả lời người chủ trọ phá cửa vào thì phát hiện nam công nhân đã tử vong.
Chiều nay, Công an phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho biết, đã bàn giao thi thể anh Nguyễn Cường (SN 1995, ngụ thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) - người tử vong trong phòng trọ ở kiệt 194 đường Âu Cơ cho gia đình.

Thông tin ban đầu, hơn 1 ngày nay không thấy anh Cường, sáng nay chủ trọ đến đập cửa, nhưng không thấy ai trả lời. Gọi điện nghe đổ chuông nhưng không thấy anh Cường bắt máy.
Khu trọ nơi phát hiện nạn nhân tử vong
Người dân quyên góp tiền xe đưa thi thể nạn nhân về quê
Nghi có chuyện chẳng lành, chủ trọ phá cửa thì phát hiện nam thanh niên đã tử vong trên giường. Thời điểm phát hiện xe máy nạn nhân vẫn còn, trong phòng không có dấu hiệu xáo trộn. Công an có mặt phối hợp với các đơn vị liên quan đã đến khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân tử vong.

Theo người thân, Cường đang làm công nhân cho một công ty ở KCN Hòa Khánh (quận Liên Chiểu) và ở trọ một mình. Tối 10/12, Cường vẫn xem trận chung kết bóng đá nam SEA Games 30 cùng mọi người rồi về phòng ngủ. Đến sáng nay thì phát hiện vụ việc.

Thanh niên này có hoàn cảnh gia đình khó khăn và đang đi làm để giúp ba mẹ nuôi em học ở quê.

Con gái 3 tuổi cào xước 10 chiếc Audi trong showroom, bố mẹ bị buộc đền bù 700 triệu đồng.

(VTC News) - Cô bé 3 tuổi chạy qua showroom chơi rồi tiện tay lấy hòn đá nhỏ cào xước 10 chiếc xe audi mới cứng.

Cô bé 3 tuổi chạy đến một showroom ở Quế Lâm, Trung Quốc chơi. Nhân lúc mọi người không chú ý, cô bé lấy một viên đá nhỏ cào xước 10 chiếc ô tô Audi mới cứng. Một trong 10 chiếc Audi đó là chiếc đời mới nhất Audi Q8 2020.
Một trong những chiếc xe Audi bị cô bé 3 tuổi cào xước.
Đầu tiên, chủ showroom yêu cầu bố mẹ bé gái phải bồi thường 200.000 nhân dân tệ (gần 700 triệu đồng), nhưng bố mẹ của cô bé không đồng ý. Theo đại lý xe ô tô, 10 chiếc ô tô bị cào xước này không thể bán ra thị trường như giá xe mới nữa và chắc chắn phải bán với giá thấp hơn.

Khi hai bên không thỏa thuận được số tiền đền bù, cả hai phải đưa vụ việc ra tòa. Ngày 3/12, hai bên đã quyết định kết thúc vấn đề và bố mẹ của bé gái phải trả cho showroom số tiền đền bù là 70.000 nhân dân tệ (gần 230 triệu đồng).
Chiếc xe Audi trong showroom.
Tòa cũng nhắc nhở bố mẹ bé gái rằng những lý do như: “Đứa trẻ còn nhỏ”, “Đứa trẻ không hiểu chuyện”, không phải là yếu tố giảm nhẹ hợp pháp. Qua đó, tòa khuyên bố mẹ nên để ý tới con mình hơn và dạy cho bé biết bảo quản, giữ gìn đồ vật xung quanh tốt hơn.

Sự việc xảy ra 1 ngày trước khi có vụ việc tương tự ở một showroom BMW ở Giang Tây. Một chàng trai 22 tuổi dùng chìa khóa cố tình cào xước một chiếc BMW để bắt cha mình phải mua xe ô tô. Ngay sau đó, người này đã bị cảnh sát bắt tạm giam để thẩm vấn.
Nguồn: https://vtc.vn/con-gai-3-tuoi-cao-xuoc-10-chiec-audi-trong-showroom-bo-me-bi-buoc-den-bu-700-trieu-dong-d515616.html

December 11, 2019

Nóng: Những hình ảnh đầu tiên của tuyển nữ và nam U22 Việt Nam được đưa về bằng chuyên cơ tại sân bay Nội Bài.

Khu vực sả‌nh VIP sân bay quốc tế Nội bà‌i tràn ngập sắ‌c đỏ khi hàng nghìn người dân đã có mặt để đón các tuyển thủ U2‌2 Việt Nam.
Chuyên cơ chở đoàn Thể thao Việt Nam hạ cánh tại Nội Bài.
Khoả‌ng 19h, chuyên cơ đưa 242 VĐV của đoàn thể thao Việt Nam, trong đó có độ‌i tuy‌ển U2‌2 và độ‌i tuy‌ển bón‌g đ‌á nữ đã hạ cánh tại Nội bà‌i. HL‌V Mai Đức Chun‌g của độ‌i tuy‌ển bón‌g đ‌á nữ và HL‌V Park Hang Seo của U2‌2 Việt Nam là những người đầu tiên bước ra cửa máy bay.

Phía ngoài cổng, hàng nghìn CĐ‌V hò rèo chào đón nhà vô địch bón‌g đ‌á Đông Nam Á.
Xe bus ra tận cửa máy bay để đón các tuyển thủ.
HL‌V Park Hang Seo đi xuống từ máy bay.
HL‌V Mai Đức Chun‌g của độ‌i tuy‌ển bón‌g đ‌á nữ Việt Nam.
Cầu thủ Đức Chinh tươi cười bước xuống sân bay.
Được biết, ngay sau buổi gặp mặt chúc mừng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời hai đội tuyến bón‌g đ‌á nam và nữ Việt Nam cùng toàn thể ban huấn luyện dự tiệc thâ‌n mật. Thực đơn gồm những món ăn mang đậm chất quê hương và hương vị ngày Tết, gồm bánh tôm, nem rán, bánh khúc, bánh cuốn, gà ri hấp lá chanh, cá tầm nướng, thịt nấu đông, giò lụa, chả quế, bánh chưng và dưa hàn‌h.

Đi bão: 50 vụ tai nạn, 31 người chết, bắt 581 xe mô tô nhiều trường hợp đua xe trái phép

Sau khi đội bóng đá nam đoạt huy chương chương vàng SEA Games 30 đêm 10/12, hàng triệu người hâm mộ cả nước đã xuống đường "đi bão". Thống kê trong ngày này, đã xảy ra 50 vụ tai nạn, làm chết 31 người, bị thương 35 người.

Theo số liệu từ Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, trong ngày 10/12, toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người, bị thương 35 người. Trong đó, đường bộ xảy ra 45 vụ, làm chết 29 người, bị thương 33 người; đường sắt xảy ra 5 vụ, làm chết 2 người, bị thương 2 người.
 Hình ảnh đi bão ở Đà Nẵng. Ảnh: Báo Đà Nẵng
Lực lượng CSGT đường bộ của Cục và địa phương đã kiểm tra, xử lý 3.621 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; phạt nộp vào Kho bạc Nhà nước: 3 tỷ 359 triệu đồng; tạm giữ 27 xe ô tô, 581 xe mô tô; tước 435 GPLX các loại.

Tại TP.HCM, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC08 - Công an TP.HCM) cho biết, sau trận chung kết bóng đá nam SEA Games 30, hàng ngàn người hâm mộ đã xuống đường ăn mừng chiến thắng trên khắp các tuyến đường của TP.HCM.
Trong đêm qua, lực lượng chức năng đã lập biên bản 89 trường hợp vi phạm, tạm giữ 58 xe, trong đó có một xe ô tô chở nhiều người trên thùng xe. Cùng với đó, nhiều người điều khiển xe máy có hành vi như: không đội nón bảo hiểm, chở quá số người quy định, lưu thông thành đoàn... đã bị lực lượng chức năng lập biên bản xử lý.

Được biết, sau khi kết thúc trận chung kết bóng đá nam SEA Games 30 giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP.HCM đã điều động toàn bộ lực lượng, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ ra quân phân luồng điều tiết giao thông giúp cho người dân xuống đường cổ vũ đội tuyển Việt Nam an toàn, không để xảy ra “điểm nóng”.
Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/50-vu-tai-nan-31-nguoi-chet-trong-ngay-di-bao-an-mung-chien-thang-171232/

November 17, 2017

Lê Huỳnh Đức và cái duyên bóng đá với cố Bí Thư Nguyễn Bá Thanh

Lê Huỳnh Đức vốn người gốc Huế, sinh năm 1972 trong một gia đình có truyền thống bóng đá. Bố ông là Lê Văn Tâm, cựu danh thủ nổi tiếng của miền Nam. Ông bắt đầu sự nghiệp trong màu áo Quân khu 7, sau đó chuyển sang khoác áo Công an TP.HCM.

Ông Nguyễn Bá Thanh (phải) chúc mừng thầy trò HLV Lê Huỳnh Đức giành cúp 2012
Tại đây, sự nghiệp của Huỳnh Đức thăng hoa khi cùng đồng đội vô địch quốc gia mùa giải 1995. Ông cũng là chân sút chủ lực của tuyển Việt Nam đoạt HCB SEA Games 1995 - chiến tích đầu tiên khi hội nhập trở lại với bóng đá khu vực. Còn cá nhân ông nhận Quả bóng vàng Việt Nam 1995 khi giải thưởng này lần đầu tiên được tổ chức.



Đang lên như diều gặp gió, Lê Huỳnh Đức dính "phốt" nặng. Ông là một trong những cầu thủ rượt đuổi theo trọng tài Tuấn Hùng ở trận chung kết VĐQG năm 1996 khi Công an TP.HCM thua chủ nhà Đồng Tháp 1-3. Sau này khi nhìn lại, ông phân trần mình chỉ chạy theo để hỏi về một số quyết định trong trận đấu.

Tuy nhiên thái độ có phần hung hãn cùng việc người đồng đội Chu Văn Mùi vung tay đánh trọng tài khiến Lê Huỳnh Đức nhận án phạt bị cấm thi đấu 1 năm từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Về sau, án treo giò của ông được giảm xuống còn 6 tháng.

Sau cú sốc đó, Lê Huỳnh Đức điềm đạm hơn trên sân cỏ lẫn ngoài đời. Dần dần, ông trở thành thủ lĩnh của CLB lẫn ĐTQG. Tuy nhiên song hành với đó là muôn vàn đồn đại chẳng mấy hay ho. Tại Tiger Cup 1996 (tiền thân của AFF Cup), Huỳnh Đức ghi bàn từ chấm đá phạt giúp tuyển Việt Nam hòa Lào 1-1. Nhiều người bảo đó là cú đá “bể nồi cơm” của đồng đội.


Trong thời buổi “tranh tối, tranh sáng” của bóng đá Việt Nam, những chuyện nghi hoặc như Huỳnh Đức nhan nhản. Ông buộc phải sống chúng với nó, như một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng có lẽ không có ai vì những chuyện này phải bán xới khỏi quê hương, tính đến đường đoạn tuyệt với bóng đá như Huỳnh Đức.

Sóng gió lớn nhất trong cuộc đời của Lê Huỳnh Đức đến vào năm 2003 khi ông bị cho là người cầm đầu nhóm “quyền lực đen” thao túng CLB Ngân hàng Đông Á (tiền thân là Công an TP.HCM). Vì chuyện này, ông phải cay đắng rời khỏi bóng đá TP.HCM và tính đến chuyện từ bỏ sự nghiệp.

Nhiều người bảo đó là một cuộc “trốn chạy” và những nghi ngại dành cho Lê Huỳnh Đức chính xác. Cựu tiền đạo này cho rằng nếu lúc đó ông buông xuôi chẳng khác gì lời nhận tội mà người khác đã cố tình quy chụp cho mình.

CLB Perak (Indonesia) ngỏ ý muốn chiêu mộ Huỳnh Đức. Tuy nhiên một cuộc nói chuyện tình cờ với cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã đưa đến cho Lê Huỳnh Đức một ngã rẽ mới. Lúc đó ông Thanh đã cho người hỏi rõ về những lùm xùm của Huỳnh Đức. Khi đã biết chắc tiền đạo này không liên quan, ông Thanh chỉ đạo lãnh đạo bóng đá địa phương mời Huỳnh Đức về kèm lời nhắn gửi “phải trân trọng người tài”.

Lê Huỳnh Đức chính thức cập bến Đà Nẵng năm 2003, mở ra một chương mới trong cuộc đời của mình cũng như bóng đá nơi đây. Gia đình cũng theo chân danh thủ này lập nghiệp ở miền đất mới. Có lẽ Lê Huỳnh Đức cũng không ngờ, ông gắn bó với Đà Nẵng lâu đến thế.

Đến nay, gia đình ông đã ở Đà Nẵng được 14 năm. Vợ ông có một cửa hàng riêng để phụ giúp kinh tế cho chồng. Ba đứa con của ông giờ đã nói rặt giọng địa phương. Bình yên từ gia đình có lẽ bệ phóng để Huỳnh Đức tạo nên sự nghiệp hiển hách cho bản thân.

Kể từ khi chính thức nhận chức thuyền trưởng CLB Đà Nẵng năm 2008, Lê Huỳnh Đức có tròn 10 năm làm HLV tại giải đấu số một Việt Nam. Ông là HLV dẫn dắt một đội bóng lâu nhất tại V.League. Chiến lược gia sinh năm 1972 giúp đội bóng sông Hàn đoạt tất cả danh hiệu cao quý nhất của bóng đá Việt Nam với 2 lần lên ngôi V.League, 1 Cúp Quốc gia, 2 Siêu cúp Quốc gia.

Nhiều người Đà Nẵng có thể không ưa Lê Huỳnh Đức nhưng những gì ông đã làm được cho bóng đá nơi đây xứng đáng nhận được sự trân trọng.

 Sau hơn 10 năm làm việc và cống hiến cho CLB Đà Nẵng, HLV Lê Huỳnh Đức đã chính thức nói lời chia tay đội bóng sông Hàn sau khi mùa giải năm nay kết thúc.

Có lần khi đang trò chuyện, cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nói vui đại ý rằng ở Đà Nẵng giờ Lê Huỳnh Đức còn nổi tiếng hơn cả mình. Đó là sự trọng thị hiếm có mà lãnh đạo địa phương dành cho Đức khi ông giúp CLB vô địch V.League ở năm thứ 2 cầm quân.

Hẳn nhiên người được lãnh đạo địa phương cũng như ông chủ doanh nghiệp (bầu Hiển) tin tưởng như Lê Huỳnh Đức phải có điều gì đó đặc biệt.

Lớp danh thủ đưa bóng đá Việt Nam hội nhập nhanh chóng với bóng đá khu vực hơn 2 thập niên trước để lại dấu ấn không thể phai mờ cho người hâm mộ. Đến nay Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Văn Sĩ, Hoàng Bửu, Mạnh Cường, Hữu Thắng, Đức Thắng… vẫn được nhiều người xem là thế hệ vàng dù rằng thành tích cao nhất của họ chỉ là tấm HCB SEA Games, Tiger Cup.


Trong số này, Huỳnh Đức thành công hơn cả. Ngay từ khi còn là cầu thủ, ông đã được bầu làm Đại sứ thiện chí của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam. Danh thủ gốc Huế cũng tiên phong trong việc đại diện hình ảnh cho một số nhãn hàng nổi tiếng như Pepsi hay Philipp. Xa hơn, ông từng sang Trung Quốc đầu quân cho Chongquin Lifan năm 2001 - là cầu thủ đầu tiên của Việt Nam ra nước ngoài thi đấu.

Năm 2002 ,khi những đồng đội một thời đã giải nghệ hoặc chuyển sang công tác huấn luyện, Lê Huỳnh Đức vẫn còn ở lại cống hiến cho ĐTQG. Tại Tiger Cup năm đó, ông được HLV Calisto tin tưởng cho đeo băng đội trưởng. Ông vừa là thủ lĩnh tinh thần vừa làm điểm tựa về chuyên môn cho lớp cầu thủ mới như Minh Phương, Tài Em, Văn Quyến, Xuân Thành… đoạt HCĐ quý giá.

Nhờ những cống hiến đó, Huỳnh Đức đoạt QBV cùng năm. Đến nay, ông vẫn là cầu thủ lớn tuổi nhất nhận được danh hiệu cao quý này. Cựu cầu thủ sinh năm 1972 chỉ kết thúc sự nghiệp thật sự vào năm 2006 khi cùng đội Đà Nẵng vô địch môn bóng đá tại Đại hội TDTT toàn quốc.

Sự nghiệp cầu thủ đầy sóng gió tạo nên Lê Huỳnh Đức vỏ bọc gai góc, khó gần và gần như tuyệt giao với truyền thông khi lên cầm quân. Nhưng bên trong, ông được các HLV lão làng xem là người “hãnh tiến”, cầu thị và biết cách tạo ra một thứ quyền lực gần như tuyệt đối cho mình.

“Chiếc ghế có 4 chân, cầu thủ giữ hết 3”, câu nói nổi tiếng của HLV Đặng Trần Chỉnh có thể đúng với hầu hết HLV, nhưng trừ Lê Huỳnh Đức. Ở đội bóng sông Hàn, ông làm chủ tịch Hội đồng HLV nơi đây, có tiếng nói quyết định đến mọi vấn đề chuyên môn. Nói cách khác, Lê Huỳnh Đức giống một nhà quản lý bóng đá hơn là một HLV đơn thuần.

Ông trị quân bằng sự minh bạch, rạch ròi. Vì thế ở SHB.Đà Nẵng không có chuyện cầu thủ dám bật Lê Huỳnh Đức suốt 10 năm nay. Đó là nền tảng giúp ông trở thành HLV trẻ nhất vô địch V.League năm 2009 khi mới 37 tuổi. Ba năm sau, cựu cầu thủ gốc Huế hoàn tất cú đúp.

Bóng đá Đà Nẵng là nơi Huỳnh Đức chịu ơn. Ông từng bảo chỉ ra đi khi không còn được tín nhiệm. Chiến lược gia 45 tuổi đã quyết định nói lời chia tay sau khi V.League 2017 kết thúc. Ban lãnh đạo CLB Đà Nẵng xem đây là quyết định đầy tự trọng của Huỳnh Đức trước thành tích bết bát của đội bóng.


Duyên của ông với bóng đá nơi đây có lẽ đã hết. Trong 10 năm cầm quân CLB Đà Nẵng, Huỳnh Đức đưa đội nhà lên đến đỉnh cao nhưng cũng có nhiều quyết định đi ngược lại mong muốn của người hâm mộ, chủ yếu là việc rất nhiều cầu thủ địa phương phải ra đi.

5 mùa giải gần đây, thành tích của CLB Đà Nẵng đi xuống. Đó cũng là giai đoạn cầu thủ trưởng thành từ địa phương như Châu Lê Phước Vĩnh, Phạm Nguyên Sa, Giang Trần Quách Tân, Hà Minh Tuấn, Đoàn Hùng Sơn… buộc phải tìm cho mình một chỗ đứng mới. Bên cạnh đó, bóng đá trẻ nơi đây cũng không tạo nên nhiều đột phá.

Là người đứng đầu về chuyên môn, Lê Huỳnh Đức chịu trách nhiệm cao nhất. 14 năm gắn bó với bóng đá Đà Nẵng có lẽ quá đủ để cựu danh thủ này tìm cho mình một thử thách mới. Vài năm trước, ông từng lấp lửng khi có người hỏi về dự định quay lại với bóng đá Sài Gòn. Nhưng có lẽ ngày đó không còn xa.

Năm ngoái, khi CLB Sài Gòn chuyển trụ sở hoạt động từ Hà Nội vào TP.HCM đã có những đồn đoán cho rằng ban lãnh đạo đội bóng muốn mời Lê Huỳnh Đức về dẫn dắt. Việc này nhằm vực dậy tình yêu bóng đá của người Sài Gòn, vốn đã nguội lạnh từ rất lâu. Không ai xứng đáng hơn Lê Huỳnh Đức - người rất nặng tình với bóng đá thành phố.

Nhưng vì muốn tập trung cho CLB Đà Nẵng, việc se duyên này cũng không thành. Khi đó, HLV Lê Huỳnh Đức cũng bỏ qua ý định cạnh tranh chiếc ghế HLV đội tuyển Việt Nam mà ông cùng Nguyễn Hữu Thắng là 2 ứng viên sáng giá nhất.

Nhưng nay khi không còn vướng bận với đội bóng nào, người hâm mộ có niềm tin chờ đợi một cuộc trở về với bóng đá Sài Gòn của Lê Huỳnh Đức.

Nguồn: https://news.zing.vn/hlv-le-huynh-duc-het-duyen-da-nang-cho-ngay-ve-bong-da-sai-gon-post796605.html

October 4, 2017

Từ câu chuyện kể của ông Nguyễn Bá Thanh...

Thời còn là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh rất có khiếu tổng kết các vấn đề lớn thành những câu chuyện đời thường.Quanh chuyện con người ta hay đố kỵ nhau, ông kể chuyện “Sự tích con cá mắt lồi”. Chuyện này sau đó nhiều người kể và có nhiều dị bản, nhưng tôi được nghe đầu tiên, từ ông.
Xem thêm:


Vì đã nhiều người biết nên tóm tắt thôi: Hai người hay đi câu với nhau, một ông cần trúc chặt ở bụi, lưỡi câu tự uốn, mồi tự kiếm; ông hàng xóm cần Ý, lưỡi câu Nhật, mồi Mỹ… Tất nhiên ông hàng xóm thường câu được nhiều và cá to hơn.
Một hôm, ông lưỡi câu tự uốn câu được con cá bé xíu định bỏ vô giỏ. Ông hàng xóm mới bảo, ông đưa tôi đổi cho con cá lớn. Đổi xong thì ông thả con cá lớn xuống sông. Lát sau, ông câu lưỡi câu tự uốn lại giật được con cá to đó, đang gỡ thì nghe tiếng thì thầm: Ta là cá thần đây, ngươi thả ta xuống thì ta cho ngươi ba điều ước. Nhưng nhờ thằng cha hàng xóm đổi cho ngươi mà ta mới được thả nên ngươi ước được một thì cha hàng xóm đó được hai.
Cha câu lưỡi câu tự uốn đồng ý thả, và ước:
(Nghe đến đoạn này tôi nghĩ, khó ta, ước mà mình chỉ được một mà ông hàng xóm được hai. Ước sao nó cũng lợi, ước sao đây?).
Ông Nguyễn Bá Thanh kể tiếp: Cha này ước:
- Cho ta mất một tay. Vậy là cha hàng xóm mất hai tay.
Ước tiếp:
- Cho ta mất một chân. Cha hàng xóm mất hai chân.
Cá thần nhắc, còn một điều ước nữa. Ông này lẩm nhẩm:
- Cho ta mất một mắt…
Cá thần nghe xong câu này thì lồi con ngươi ra.
Vì thế mới có chuyện “Sự tích con cá mắt lồi”.
*****
Tôi nhớ chuyện này là vì: Thời gian trước, hầu như ngày nào báo chí cũng đưa tin Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng làm việc ở các nơi. Cá nhân tôi rất thích con người năng động này vì ông làm việc ở đâu cũng chỉ ra được nhiều vấn đề tồn đọng ở đó. Mà không chỉ ông Đinh La Thăng, lãnh đạo một số tỉnh, thành cũng bắt đầu có “hiệu ứng Đinh La Thăng”. Nói xa hơn một chút là “hiệu ứng Nguyễn Bá Thanh”…
Thế nhưng, không ít người bắt đầu quay lại xét nét việc làm của các vị lãnh đạo với nhiều bình luận không mấy hay ho kiểu “vạch lá tìm sâu”. Tôi nghĩ, đó cũng xuất phát từ lòng đố kỵ.
Thời gian trước, dư luận lo lắng về việc cá chết, biển ô nhiễm, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đi tắm biển để nói rằng biển vẫn an toàn, nhiều người thích nhưng cũng nhiều người cho việc đó là “màu mè”, “mị dân”… Những ngày sau đó, tôi thấy Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ (người không có mặt trong những bức ảnh báo chí đưa tin lãnh đạo TP tắm biển) cùng với một người khác, hình như là trung tướng Lê Ngọc Nam đi tắm biển như là một sinh hoạt thường ngày, đâu có thấy “màu mè” chi? Cũng như ông từng nói, thay vì ăn cá ở nhà thì ăn cá ở căng tin của tòa nhà hành chính TP, có gì đâu?

Ông Nguyễn Bá Thanh và chuyện đồng thuận trong dân

***************************

October 1, 2017

Nguyễn Bá Thanh ngày đó và Đà Nẵng bây giờ.

Ông Hồ Việt: "Thành phố này mong mỏi và xứng đáng có những người lãnh đạo thật có tâm, có tầm, biết đoàn kết với nhau để đưa thành phố đi lên".

Năm nay là một năm nhiều biến động nhất với Đà Nẵng kể từ khi cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh ra Trung ương rồi qua đời. Sau những lùm xùm về câu chuyện Sơn Trà, Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng đều đang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận đã có nhiều sai phạm trong quá trình công tác.

Ông luôn quan tâm đến những hoàn cảnh đặc biệt

Ông Hồ Việt - nguyên Chủ tịch TP Đà Nẵng
Nhân sự kiện này, Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng - Cuối tháng, Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với nguyên Chủ tịch TP Đà Nẵng Hồ Việt, về một chặng đường của Đà Nẵng; về những người lãnh đạo thành phố mà mỗi sự sai đúng của họ đều ảnh hưởng lớn đến thành phố được mệnh danh là đáng sống nhất Việt Nam.

Nhà báo Lan Hương: Thưa ông Hồ Việt, khi Đà Nẵng đang ở trong những ngày “biến động”, tôi muốn gặp ông và trò chuyện về một chặng đường của thành phố này - mà tôi vốn được biết ông là một trong những người có công rất lớn trong quá trình phát triển của nó?

Ông Hồ Việt: Tôi làm Chủ tịch TP Đà Nẵng 1 nhiệm kỳ, đến năm 1995. Lúc đó, Đà Nẵng vẫn là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Xem thêm:
Khi lên làm Chủ tịch UBND thành phố, tôi thấy tình hình thành phố gay quá. Lúc ấy mỗi năm Đà Nẵng được cấp ngân sách 30 tỷ. Tôi nhớ một phóng viên đã làm phép so sánh và nói ngân sách Đà Nẵng không bằng ngân sách của công ty môi trường TP Hải Phòng.

Tiếng là thành phố nhưng đường sá vừa bé vừa lầy lội vì không có tiền tu sửa; các công trình công cộng, công sở, bệnh viện, trường học đều xuống cấp, thậm chí tiền trả lương cho cán bộ công chức cũng chật vật.

Mà tiềm năng của Đà Nẵng không phải là ít, vậy mà vẫn nghèo, vẫn chật vật, vẫn bế tắc.

Lúc đó tôi nghĩ con đường để thoát khỏi sự bế này là phải chuyển lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Chuyện đưa Đà Nẵng lên thành phố trực thuộc Trung ương, các đời Bí thư, Chủ tịch thành phố trước đó đã có bàn đến, nhưng có lẽ vì không đủ quyết tâm, hoặc cả những lý do khác nữa mà không làm được.

Đến đời tôi làm Chủ tịch thành phố, tôi đã tâm niệm phải coi đó là nhiệm vụ quan trọng nhất, coi đó là giấc mơ lớn để thành phố của mình được lột xác. Và tôi đã dành cả nhiệm kì của mình để thực hiện giấc mơ đó.

- Và hành trình để thực hiện giấc mơ đó có dễ dàng không thưa ông?

- Dĩ nhiên là không dễ dàng! Tôi đã dành cả nhiệm kì của mình cho công việc này.

Trước tiên là tôi phải đến thuyết phục những người có vai trò quyết định của thành phố, của tỉnh Quảng Nam, tìm kiếm sự ủng hộ của các Bộ, ban, ngành liên quan và đặc biệt là Ban Tổ chức Chính phủ. Bên cạnh đó, tổ chức các hội thảo nội dung về việc Đà Nẵng trở thành trung tâm khu vực miền Trung sẽ đem lại những lợi ích gì cho khu vực này.

Các ban, ngành ngoài Trung ương hồi đó rất ủng hộ ý định của tôi. Đó là thuận lợi, nhưng cũng có những ý kiến phản đối.

Một trong những người phản đối là nguyên Chủ tịch nước Võ Chí Công. Ông cho rằng Đà Nẵng mà trực thuộc Trung ương là Đà Nẵng “phản bội” lại các huyện của Đà Nẵng. Thật ra tôi hiểu ông cũng có cái lí của mình. Khi chiến tranh, cán bộ của Đà Nẵng về hoạt động tại các huyện xung quanh. Bây giờ giải phóng rồi, được tự do rồi thì Đà Nẵng lại tách thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tôi nghĩ thế này, thành phố Đà Nẵng nếu còn là cấp huyện thì sẽ không làm được nhiệm vụ của nó với tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng mà cần phải đưa lên thành phố trực thuộc Trung ương thì mới tác động ngược lại đến tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Cũng có những lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng hồi đó vì không muốn Đà Nẵng tách ra đã tìm mọi cách gây khó khăn cho tôi, bởi nếu Đà Nẵng tách ra, Quảng Nam - Đà Nẵng sẽ mất đi nguồn ngân sách lớn. Họ truyền tin rằng tôi muốn đưa Đà Nẵng lên thành thành phố trực thuộc Trung ương để tôi được làm lãnh đạo thành phố này. Nhưng tôi đã kiên định, vì vẫn luôn tin rằng đó là việc mình làm vì nhân dân, vì thành phố chứ không vì lợi ích bản thân.

Năm 1995 tôi thôi chức Chủ tịch thành phố, nhưng việc vận động để Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đã cơ bản hoàn thành. Đến tháng 10-1996 thì có quyết định chính thức của Bộ Chính trị.

- Và Đà Nẵng đã thay đổi thế nào sau cơ hội đó?

- Như chị thấy bây giờ, Đà Nẵng là 1 trong 4 thành phố lớn nhất nước, là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung, là một trong những thành phố du lịch được yêu thích nhất cả nước, cũng là nơi nhiều năm rồi được chọn là thành phố đáng sống nhất.

Trước đây Đà Nẵng chỉ có 2 quận, sau này trở thành 6 quận, 2 huyện. Quy mô lớn hơn hẳn. Phát triển đến đâu, đường phố cây xanh phát triển đến đó, đường điện, đường nước, tốc độ phát triển đô thị khang trang. Tôi đã đi rất nhiều nơi nhưng không thấy nơi đâu bằng được Đà Nẵng.

Đó chính là những thay đổi ai cũng nhìn thấy trong bao năm qua.

Dĩ nhiên, sự thay đổi đó bao gồm nhiều yếu tố: có sự cố gắng, đoàn kết của người dân, có sự sáng suốt của những người lãnh đạo qua các thời kì. Và có cả cơ hội từ quyết định của Bộ Chính trị năm 1996 đem lại.


- Và người để lại dấu ấn trong sự phát triển của thành phố...

- Cái này thì cả tôi và người dân Đà Nẵng cũng như cả nước đều có một câu trả lời: Đó chính là anh Nguyễn Bá Thanh.

Sau khi tôi nghỉ và chuyển sang Tổng cục Du lịch, anh Nguyễn Bá Thanh lên Chủ tịch thành phố, rồi sau này thì làm Bí thư. Thời điểm tôi đương chức, ông Nguyễn Bá Thanh là Giám đốc Sở Nông nghiệp. Nhưng tôi luôn biết ông Nguyễn Bá Thanh là người có tài. Cha tôi (nhà cách mạng Hồ Nghinh - Bí thư Quảng Nam - Đà Nẵng suốt 19 năm - PV) đã nhìn thấy những tố chất, tiềm năng từ hồi ông Nguyễn Bá Thanh còn làm cán bộ ở huyện. Nên lúc nào ông cũng quan tâm, rèn luyện Nguyễn Bá Thanh. Có lần đi công tác chung, ông còn rủ Nguyễn Bá Thanh ngủ cùng.

Nói về nhiệm kì của ông Nguyễn Bá Thanh, tôi nghĩ ông ấy có đủ cả thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Khi tôi mới nghỉ, ông Nguyễn Bá Thanh lên thay, có tìm gặp và hỏi tôi: “Anh có lời khuyên gì để tôi tiếp tục làm?”.

Tôi có nói rằng bây giờ chúng ta tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố, đó là cái cốt yếu. Có cơ sở hạ tầng thì mới có đà để phát triển.

Và đó là việc mà ông Nguyễn Bá Thanh đã làm rất tốt. Cứ nhìn vào cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng, đặc biệt là hệ thống đường sá, cầu cống, đến chuyện quy hoạch đô thị là biết ông ấy đã làm tốt thế nào. Nên công đầu đưa Đà Nẵng đến ngày hôm nay là của ông Nguyễn Bá Thanh. Làm được như vậy phải có tiền.

Ngoài khoản tiền Trung ương đưa về cho những mảng giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng. Tiền để đầu tư công trình dân sinh thì ông Nguyễn Bá Thanh quyết định dùng một số tài nguyên đất của thành phố để đổi lấy công trình. Nhờ đổi đất lấy công trình, đến năm 2000 bộ mặt thành phố đã thay đổi.

Cái hay của ông Nguyễn Bá Thanh trong cách điều hành, lãnh đạo thành phố là cái gì cũng đòi hỏi cao, cái gì cũng nắm rõ, cái gì cũng đi sâu sát đến tận cùng sự việc và rất biết chinh phục lòng dân.

Với các cháu thiếu niên hư hỏng, ông Thanh trước hết không bắt phạt mà đưa đi thăm trại cải tạo rồi hỏi tụi nhỏ “ở đó có khổ không”; rồi anh lại đưa lũ nhỏ lên Bà Nà để thấy người ta tận hưởng cuộc sống tươi đẹp ra sao.

Ông Nguyễn Bá Thanh với thanh niên chậm tiến
Rồi anh ấy để tụi nhỏ tự nhận thức, tự quyết định, tự lựa chọn cuộc sống của mình.

Người ra tù cũng được ông Bá Thanh cho tiền để làm lại cuộc đời. Những người đạp xích lô, cựu chiến binh, ngày lễ tết ông Nguyễn Bá Thanh bao giờ cũng yêu cầu thành phố quan tâm bồi dưỡng vài trăm nghìn, hay những bà tiểu thương cũng được động viên ít tiền ăn tết. Ông Thanh biết cách làm người dân nghèo cảm động.

Với cán bộ thì ông Bá Thanh nghiêm khắc. Ông Thanh hỏi đến cán bộ đô thị chỗ nào đường hỏng, cống ngập mà cán bộ đô thị không trả lời được thì cán bộ đó không yên với ông Thanh.

Thế nên ông Thanh trở thành thần tượng của người Đà Nẵng.

- Trong trí nhớ của ông, nhiệm kì của ông Nguyễn Bá Thanh có dấu ấn gì đặc biệt?

- Nguyễn Bá Thanh thành công nhiều, được ca tụng nhiều, nhưng cũng có những biến cố ngặt nghèo.

Năm 2000 xảy ra sự cố về cầu xoay sông Hàn.

Lúc đó có đơn kiện ông Bá Thanh nhận 2,4 tỷ hối lộ từ giám đốc của doanh nghiệp xây dựng cầu. Chuyện nghiêm trọng đến mức, viện kiểm sát đề nghị dừng chức danh của ông Bá Thanh để điều tra.

Mà lúc đó tầm ảnh hưởng của ông Bá Thanh lớn lắm.

Chỉ mới nghe phong thanh chuyện ông Thanh đang có nguy cơ bị điều tra, hầu như các hoạt động kinh doanh xây dựng trong thành phố tạm dừng. Tất cả đều nín thở, lo lắng. Người ta chờ xem viện kiểm sát sẽ làm gì với ông Bá Thanh.

Tôi tới gặp Trưởng Ban Nội chính Thành ủy để hỏi xem Bá Thanh có tham ô không, người này nói không. Tôi tiếp tục hỏi Chánh văn phòng, người này cũng nói không. Tôi hỏi thẳng Bá Thanh có tham nhũng không, ông Thanh nói không. Tôi kiểm tra những nguồn tin của tôi và có căn cứ để tin rằng ông Thanh không làm bậy.

Khi nắm rõ câu chuyện, tôi viết một lá thư gửi ra Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội để nói lại nguyên văn tại sao có chuyện của Nguyễn Bá Thanh. Chúng tôi có những căn cứ để kết luận rằng đó là cuộc đấu tranh quyền lực, họ muốn hạ bệ Bá Thanh chứ không phải có sự tham nhũng của Bá Thanh, cho nên tôi đề nghị không đưa vụ này ra. Sau đó tôi mời 2 anh cùng là nguyên Chủ tịch thành phố cũ kí.

Tổng Bí thư khi đó là ông Lê Khả Phiêu sau khi đọc thư của tôi đã tổ chức họp Ban Thường vụ cùng Bộ Công an, Viện kiểm sát… về việc của Bá Thanh. Tại cuộc họp, Tổng Bí thư đã đưa bức thư của chúng tôi ra, nói rất kĩ về câu chuyện Đà Nẵng, không quên nhấn mạnh về việc Chủ tịch TP Đà Nẵng đều kí tên bảo vệ Bá Thanh. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã xử lý vụ đó rất hợp tình hợp lý. Ông Bá Thanh được minh oan. Những người có âm mưu lật đổ ông Thanh thất bại.

- Lí do vì sao mà cả 3 cựu Chủ tịch thành phố công khai ủng hộ ông Bá Thanh?

- Vì tôi có đủ chứng cứ để tin vào sự trong sạch của ông Bá Thanh.

Điều nữa là Bá Thanh mà không ở vị trí điều hành thành phố thì tình hình thành phố sẽ khác hẳn, tôi lo cái đó là chính. Không ai xứng đáng hơn ông Bá Thanh thời điểm đó. Không ai làm tốt hơn ông Bá Thanh thời điểm đó.

- Là người tiền nhiệm của ông Bá Thanh, ông nghĩ gì về những phẩm chất của ông Bá Thanh mà ông cho rằng xứng đáng là người lãnh đạo thành phố?

- Dĩ nhiên là ông Bá Thanh không phải người toàn bích.

Dĩ nhiên là trong nhiệm kì của mình, ông Bá Thanh cũng có một số cái chưa ổn. Nhưng nói công bằng, ông Bá Thanh là người nói được, làm được, và làm tới cùng.

Ông ấy nói xử lý chuyện mãi lộ là xử lý cho bằng được.

Ông ấy nói dẹp nạn ăn xin là dẹp cho bằng hết.

Cũng vì lý do đó mà ông Bá Thanh được điều ra Trung ương.

Trước ngày đi, chính ông Thanh cũng nói với tôi rằng ông ấy hiểu ưu điểm, nhược điểm của bản thân. Hiểu cả lý do ông ấy được Trung ương gọi ra là vì tính cách dám nói dám làm. Chứ về lý luận chính trị, ông Thanh chắc không so được với nhiều người.

- Thưa ông, khi ông nhắc về “tai nạn” của ông Bá Thanh năm nào, tôi liên tưởng đến câu chuyện của Đà Nẵng hiện giờ.

Lúc này, Bí thư Nguyễn Xuân Anh của Đà Nẵng đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận có những sai phạm trong công tác cán bộ, trong việc kê khai bằng cấp và không gương mẫu trong vấn đề tài sản cá nhân. Có thể sẽ có một hình thức kỉ luật không nhẹ với Bí thư Nguyễn Xuân Anh. Năm xưa, ông từng cùng các Chủ tịch thành phố cũ bảo vệ ông Bá Thanh. Năm nay, ông phản ứng thế nào? Và người dân Đà Nẵng phản ứng thế nào trước tin người đứng đầu thành phố của mình vướng phải những khuyết điểm đó?

- Cá nhân tôi và nhiều cán bộ lão thành hưu trí đều thấy buồn về tình trạng thành phố hiện tại.

Sau khi ông Bá Thanh ra Trung ương rồi qua đời vì bệnh tật, Đà Nẵng chỉ đi xuống chứ không đi lên.

Thế hệ lãnh đạo mới của thành phố chưa gương mẫu, thiếu kinh nghiệm, thiếu sự minh bạch, nên kỉ cương của thành phố không còn giữ được như xưa.

Chuyện Bí thư Nguyễn Xuân Anh, tôi tin rằng người Đà Nẵng không ngạc nhiên. Tất cả những chuyện đó dân đều biết từ lâu, dân đều bất bình và đều mong mọi chuyện sẽ công khai như ngày hôm nay.

Cá nhân tôi, tôi mừng vì Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận về việc này. Bởi không chỉ tôi mà nhiều lão thành của thành phố đã từng viết đơn gửi lên Ủy ban Kiểm tra, đề nghị làm sáng tỏ những vấn đề đó.

Bí thư hiện giờ của Đà Nẵng có xuất thân tốt, nhưng kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo thì có lẽ còn non.

Thời Bí thư Nguyễn Xuân Anh lãnh đạo, nhiều đảng viên buồn lòng về tình hình thành phố mà không biết tỏ cùng ai.

Tiếng nói của người dân thì không được quan tâm. Đất đai thì bị doanh nghiệp thâu tóm, mà vụ Sơn Trà là một ví dụ.

Vì bức xúc với tình hình đó mà tôi và nhiều cán bộ lão thành đã viết đơn khiếu nại để bảo vệ Sơn Trà.

Một cái nữa khiến những cán bộ tiền nhiệm như tôi lo lắng về Bí thư Nguyễn Xuân Anh là việc anh này tự ý quyết định trong công tác cán bộ. Như trường hợp Phó Chủ tịch Đà Nẵng Đặng Việt Dũng đang làm rất tốt chuyên môn của mình, Nguyễn Xuân Anh cử Đặng Việt Dũng về Ban Tuyên giáo, là thứ không hợp với chuyên môn của ông ta. Nhiều cán bộ bất bình lắm.

Thời ông Bá Thanh, ông ấy biết dùng người. Ai giỏi gì ông ấy giao cho làm cái đó. Không có chuyện điều động theo cảm tính đâu.


- Ý ông là giai đoạn Bí thư Nguyễn Xuân Anh lãnh đạo, Đà Nẵng đi xuống?

- Tôi chỉ nói đơn cử thế này, trước đây 2 năm, GDP của Đà Nẵng gấp đôi của Quảng Nam. Giờ GDP của Quảng Nam gấp đôi Đà Nẵng. Đà Nẵng phát triển trước hết là nhờ đất. Bây giờ, đất cho thành phố thì ít mà đất đi vào tay đại gia hết rồi. Đó là nỗi nhục của người dân Đà Nẵng. Tham nhũng xuất hiện nhiều, chính điều này làm giảm đi sự phát triển của thành phố. Những người như chúng tôi, sống ở đây trọn đời, gắn bó với thành phố trọn đời.

Đi đâu cũng thấy chẳng nơi nào bằng Đà Nẵng. Nên nhìn thành phố đi xuống, tôi buồn lắm.

- Và đó là lý do khiến những ngày qua, ông và nhiều cán bộ lão thành lên tiếng phê bình những khuyết điểm của lãnh đạo Đà Nẵng mà không e ngại?

- Tôi và nhiều cán bộ lão thành khác không e ngại chuyện đó. Cái gì không đúng là tôi nói thẳng. Là người dân, cũng là người yêu thành phố này, tôi và nhiều người Đà Nẵng chỉ có giấc mơ là Đà Nẵng sẽ có một vị Bí thư và Chủ tịch xứng đánh với nó, để Đà Nẵng sẽ luôn là thành phố đáng sống.

Tin rao vặt ngoài lề có thể bạn muốn xem:

Đà Nẵng: Công viên rồng, cần hay không?

- Chẳng phải thành phố đã có chủ trương rồi sao! Cảnh ngổn ngang ở khu đất dự kiến làm công viên rồng. Cảnh ngổn ngang ở khu đất dự kiến làm...