October 4, 2024

Đà Nẵng: Công viên rồng, cần hay không?

- Chẳng phải thành phố đã có chủ trương rồi sao!

Cảnh ngổn ngang ở khu đất dự kiến làm công viên rồng.

Cảnh ngổn ngang ở khu đất dự kiến làm công viên rồng.

- Thì đó, từ sau Tết Giáp Thìn 2024, toàn bộ linh vật rồng cùng một số tiểu cảnh trang trí ở các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn TP Đà Nẵng được tập kết về khu đất rộng 2,8ha ở phía Tây Bắc nút giao đường Võ Văn Kiệt – Võ Nguyên Giáp. Đến tháng 2-2024, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã báo cáo UBND thành phố về phương án xây dựng tạm công viên rồng tại đây để người dân và du khách thưởng lãm.


- Vậy tình trạng hiện tại của công viên này ra sao?


- Đã 8 tháng trôi qua, đến nay dự án vẫn chưa thành hình, linh vật rồng đã hư hỏng gần hết do phơi mưa, phơi nắng trong thời gian dài, không có các biện pháp bảo vệ.


- Nghe đâu đã có kế hoạch xã hội hoá, giao cho doanh nghiệp thực hiện công viên rồng mà?


- Trong báo cáo của Sở Xây dựng có thể hiện, đã mời các đơn vị tham gia xã hội hóa dự án này. Sở đã đề xuất, tổng thể dự án gồm 2 phân khu chính với tổng mức đầu tư là hơn 14 tỷ đồng. Kế hoạch triển khai xây dựng công viên dự kiến từ tháng 4 đến tháng 6 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

- Có biết lý do không Tư?


- UBND TP Đà Nẵng cho phép trang trí công viên và tổ chức vận hành, duy tu xuyên suốt năm 2024. Tuy nhiên các đơn vị tham gia xã hội hóa đề xuất thành phố cho phép thời hạn tồn tại là 5 năm, còn trường hợp thành phố thu hồi sớm hơn thì cho phép được di dời đến vị trí mới. Vì đề xuất của đơn vị tham gia xã hội hóa khác với chủ trương của thành phố nên Sở Xây dựng đã đề nghị lãnh đạo thành phố giao các đơn vị tổ chức họp, xem xét. Từ đó đến nay vẫn chưa thấy có quyết định chính thức nào, nên các mô hình linh vật rồng cứ dãi nắng dầm mưa.


- Vậy Tư nghĩ có cần hiện thực hoá công viên rồng này?


- Có thêm điểm vui chơi cho người dân và du khách là điều tốt, nhưng phải cân nhắc các phương án trưng bày, quản lý, vận hành, khai thác. Ở trung tâm Đà Nẵng có Công viên 29-3, Công viên APEC, Quảng trường 29-3, phố đi bộ Bạch Đằng, Cầu Rồng… Liệu nên có thêm công viên rồng với chỉ những biểu tượng linh vật tận dụng như vậy? Nếu không có phương án cụ thể, không có cách làm đột phá thì nên cân nhắc, không nhất thiết phải thực hiện.


- NXD nhận thấy, đây cũng là một ý kiến xác đáng mà các cơ quan chức năng và doanh nghiệp có ý định xã hội hóa cần xem xét, tính toán. Tránh để lãng phí nguồn lực trên khu đất vàng.


N.X.D

July 16, 2024

Quảng Nam: Sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn

Sáng 11/7, Kỳ họp thứ 24 của HĐND tỉnh Quảng Nam, khóa X tiếp tục chương trình làm việc dưới sự chủ trì của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Xuân Vinh và Nguyễn Công Thanh.

Tại kỳ họp, bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ trình bày tờ trình đề nghị HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.


Theo bà Hoa, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 theo quy định. Hiện nay đề án này đã được tổ chức lấy ý kiến cử tri và thông qua HĐND cấp huyện, cấp xã có liên quan.

Tại Quảng Nam, qua rà soát, đánh giá, đối chiếu quy định hiện hành, giai đoạn 2023 - 2025 toàn tỉnh có 2 ĐVHC cấp huyện và 14 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp. Cụ thể, ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp có huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn.





Bà Trần Thị Kim Hoa trình bày tờ trình tại kỳ họp.

ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp, gồm 14 đơn vị; trong đó có 4 phường Minh An, Sơn Phong, TP Hội An; An Xuân, Phước Hòa, TP Tam Kỳ; có 1 thị trấn thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh; có 9 xã gồm Tam Thanh, TP Tam Kỳ; Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Chánh, huyện Thăng Bình, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn, xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, xã Cẩm Kim, TP Hội An.


Về phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, theo UBND tỉnh, đối với phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn để thành lập huyện Quế Sơn mới.


Đối với phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa để thành lập xã Quế Tân. Tương tự, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Định Bắc và Bình Định Nam để thành lập xã Bình Định mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Chánh và xã Bình Phú để thành lập xã Bình Phú mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Duy Thu và xã Duy Tân để thành lập xã Duy Tân mới.


Cùng với đó, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn để thành lập xã Tiên Sơn. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Sơn Viên và xã Quế Lộc để thành lập xã Quế Lộc mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Vinh và thị trấn Phú Thịnh để thành lập thị trấn Phú Thịnh mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Phước Hòa và phường An Xuân để thành lập phường An Xuân mới.


Tại tờ trình, UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh tán thành chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, với phương án sắp xếp huyện Nông Sơn và 10 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Nam có 17 ĐVHC cấp huyện (gồm 14 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố, 233 ĐVHC cấp xã (gồm 190 xã, 29 phường, 14 thị trấn).

Quảng Nam: Sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn

Sáng 11/7, Kỳ họp thứ 24 của HĐND tỉnh Quảng Nam, khóa X tiếp tục chương trình làm việc dưới sự chủ trì của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Xuân Vinh và Nguyễn Công Thanh.



Tại kỳ họp, bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Sở Nội vụ trình bày tờ trình đề nghị HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.


Theo bà Hoa, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 theo quy định. Hiện nay đề án này đã được tổ chức lấy ý kiến cử tri và thông qua HĐND cấp huyện, cấp xã có liên quan.

Bà Trần Thị Kim Hoa trình bày tờ trình tại kỳ họp.

Tại Quảng Nam, qua rà soát, đánh giá, đối chiếu quy định hiện hành, giai đoạn 2023 - 2025 toàn tỉnh có 2 ĐVHC cấp huyện và 14 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp. Cụ thể, ĐVHC cấp huyện thuộc diện sắp xếp có huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn.


ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp, gồm 14 đơn vị; trong đó có 4 phường Minh An, Sơn Phong, TP Hội An; An Xuân, Phước Hòa, TP Tam Kỳ; có 1 thị trấn thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh; có 9 xã gồm Tam Thanh, TP Tam Kỳ; Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Chánh, huyện Thăng Bình, xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn, xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, xã Cẩm Kim, TP Hội An.


Về phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, theo UBND tỉnh, đối với phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Nông Sơn và huyện Quế Sơn để thành lập huyện Quế Sơn mới.


Đối với phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hiệp Thuận và xã Hiệp Hòa để thành lập xã Quế Tân. Tương tự, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Định Bắc và Bình Định Nam để thành lập xã Bình Định mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Chánh và xã Bình Phú để thành lập xã Bình Phú mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Duy Thu và xã Duy Tân để thành lập xã Duy Tân mới.


Cùng với đó, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tiên Cẩm và xã Tiên Sơn để thành lập xã Tiên Sơn. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Sơn Viên và xã Quế Lộc để thành lập xã Quế Lộc mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Vinh và thị trấn Phú Thịnh để thành lập thị trấn Phú Thịnh mới. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của phường Phước Hòa và phường An Xuân để thành lập phường An Xuân mới.


Tại tờ trình, UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh tán thành chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, với phương án sắp xếp huyện Nông Sơn và 10 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Nam có 17 ĐVHC cấp huyện (gồm 14 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố, 233 ĐVHC cấp xã (gồm 190 xã, 29 phường, 14 thị trấn).



July 14, 2024

Áp thấp nhiệt đới sẽ đổ bộ vào tỉnh nào?

 


Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 14/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam của quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/h.


Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, duy trì hướng di chuyển với tốc độ 10-15 km/giờ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật 9. Khu vực chịu ảnh hưởng: Phía Tây của khu vực giữa Biển Đông, phía Tây Nam của khu vực bắc Biển Đông, vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.


Khoảng 7 giờ ngày 15/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10-15 km/giờ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.



Trên biển, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh.


Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) sóng biển cao 2,0-4,0m. Vùng biển ngoài khơi từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi sóng biển cao 1,5-3,0m


Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn trên đất liền diễn biến phức tạp. Từ ngày 14/7 đến ngày 17/7, khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa phổ biến 60-120mm, cục bộ có nơi trên 200mm. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 250mm.



Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.


Để chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành triển khai nghiêm Công điện số 67/CĐ-TTg ngày 13/7 của Thủ tướng Chính phủ; văn bản số 4972/BNN-ĐĐ ngày 12/7 của Bộ NN&PTNT, đồng thời thực hiện tốt một số nội dung sau:



Các tỉnh, thành phố khu vực ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; đề phòng dông lốc cục bộ. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới là từ vĩ tuyến 12,0 - 17,0; từ kinh tuyến 109,5 - 115,0 (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).


Đối với khu vực đất liền, các tỉnh, thành phố cần tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan...


Các địa phương theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo; thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra, đồng thời sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.


Theo Tô Hội/ Sức khỏe và đời sống

May 6, 2024

Chủ tịch Hội An nói gì về việc giá cả đắt đỏ, khách quay ngược ra Đà Nẵng tiêu tiền?

(Tuổi Trẻ) - Trước việc dòng khách dồn vào phố cổ nhưng chỉ đi dạo vì giá cả quá đắt rồi quay ra Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Sơn - chủ tịch UBND TP Hội An (Quảng Nam) - nói đây là điều rất bình thường và Hội An không tranh giành khách với điểm đến nào.




"Hội An xưa nay vẫn kiên trì dòng khách yêu thích di sản, thưởng lãm cảnh sinh thái đồng quê, môi trường và các giá trị văn hóa bản địa. Thành phố cũng quá nhỏ để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu" - ông Sơn nói.


Hội An kiên trì đón dòng khách truyền thống


* Cao điểm lễ vừa qua lượng khách đến Hội An rất đông, nhưng phần lớn khách nội địa đều không nán lại lưu trú chi tiêu mà ra Đà Nẵng, vì sao vậy, thưa ông?


- Mỗi điểm đến có thế mạnh riêng biệt, định hướng du lịch cũng khác. Đà Nẵng có thế mạnh như ẩm thực, sự kiện… 


Khi xây dựng các sản phẩm, mỗi địa phương bám theo thế mạnh này để thu hút khách.


Hội An xưa nay luôn kiên trì và sẽ kiên quyết đi theo du lịch di sản, văn hóa, sinh thái. Điều này rất phù hợp với dòng khách các nước châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Úc… 


Trong khi đó khách nội địa, Đài Loan… lại thích trải nghiệm ăn uống, vui chơi tắm biển ở Đà Nẵng hơn.


Lễ vừa qua khách tới Hội An đông nhưng chọn Đà Nẵng lưu trú, ăn uống thì cũng là điều rất bình thường, vì họ thấy Đà Nẵng phù hợp hơn.


* Nhưng nhiều khách tới Hội An và nói rằng ít dịch vụ, hoạt động để trải nghiệm?


- Theo kinh nghiệm làm du lịch của Hội An thì đúng là với khách nội địa và một số quốc gia thì Hội An chưa phong phú. Nhưng điều này cũng có lý do.

Hội An quá nhỏ, quá chật hẹp, hơn nữa đây lại là thành phố di sản thì không thể đưa tất cả mọi thứ từ ồn ào, xô bồ vào trong một phạm vi được. Làm như vậy sẽ rất xung đột. Thế mạnh của Hội An là chiều sâu di sản, văn hóa, môi trường.


Để góp phần đa dạng hóa sản phẩm, Hội An đã cố gắng quy hoạch và đưa vào các công viên chủ đề, các hoạt động mềm mại hơn phù hợp với thị hiếu của các dòng khách nội địa như các sự kiện đường phố về đêm trong phố cổ, các show diễn ở đảo Ký ức Hội An...


Trong tương lai gần, Hội An sẽ xây dựng đồng loạt các khu phố đêm, nhà cao tầng, ẩm thực đường phố… ở phường Thanh Hà. Lúc đó khách sẽ có thêm lựa chọn.


Giá cả ở Hội An có thật sự đắt?


* Dịp lễ 30-4, 1-5 vừa qua, nhiều khách tới Hội An du lịch và than phiền việc hàng rong đeo bám, giá cả cao phi lý, phố cổ quá ngột ngạt. Ông nghĩ sao về những phản ánh này?


- Cao điểm dịp lễ khách đông, chúng tôi đã bố trí lực lượng tăng cường kiểm tra và xử lý nhiều người bán hàng rong trái phép. Dù vậy vẫn còn một vài người cố tình né tránh lực lượng chức năng để bu bám, làm phiền khách.


So với trước đây Hội An đã rất nỗ lực trong việc tạo môi trường trải nghiệm cho du khách. Các sản phẩm cũng cố gắng đa dạng để khách nán lại lâu hơn.


Còn về chuyện giá cả, rất khó để đánh giá vì mỗi nhóm khách, mỗi dòng khách lại có lựa chọn mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ rất khác nhau.


* Vì sao giá ăn uống, mua sắm, sử dụng dịch vụ trong khu phố cổ lại rất cao?


Hiện nay trong phố đi bộ là nơi sầm uất, chi phí mặt bằng rất cao. Do đó nếu muốn trải nghiệm ở đây thì đương nhiên giá sẽ cao. Làm sao có thể một bữa ăn ở phố đi bộ, nhìn ngắm không gian đẹp lại có giá ngang bằng với bên ngoài được? Muốn rẻ hơn thì Hội An cũng có rất nhiều khu tiện ích, cửa hàng phía ngoài.


Chuyện giá cả đắt rẻ là do thị trường quyết định. Tất cả các cửa hàng đều phải niêm yết giá, chỗ nào không chấp hành thì bị xử nghiêm.

Theo Thái Bá Dũng/ Tuổi Trẻ

Quảng Nam: Xe ùn ùn né trạm thu phí Điện Bàn, nhà đầu tư BOT tiếp tục gửi đơn "cầu cứu"

Sốt ruột vì xe ùn ùn né trạm thu phí, doanh nghiệp BOT lại gửi đơn cầu cứu


(Báo Tuổi Trẻ) - Sau khi 100% ý kiến đại diện dân sát trạm thu phí Điện Thắng Trung (Điện Bàn, Quảng Nam) không đồng tình đóng dải phân cách trên quốc lộ 1, dòng xe lại ùn ùn né trạm khiến doanh nghiệp thêm một lần nữa gửi đơn kêu cứu.





Xe ô tô đi đường vòng né thu phí ở thị xã Điện Bàn 


Ngày 5-5, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đã gửi đơn kêu cứu của Công ty Xây dựng công trình 545 - chủ đầu tư trạm thu phí BOT Điện Thắng Trung - tới Sở Giao thông vận tải, UBND thị xã Điện Bàn để nghiên cứu, tham mưu hướng xử lý.


Doanh nghiệp nói địa phương từng cam kết không mở khu dân cư sát trạm BOT


Trong đơn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam, Công ty Xây dựng công trình 545 cho biết doanh nghiệp thực hiện BOT Điện Thắng Trung từ giữa năm 2014, thời gian tính hoàn vốn từ 2016. 



Trong thời gian đầu, khoản thu hoàn vốn tương đối ổn định, đảm bảo thanh toán các khoản nợ gốc, lãi vay ngân hàng theo phương án tài chính đã ký với Bộ Giao thông vận tải.


Tuy nhiên từ năm 2018, thu phí thực tế qua trạm sụt giảm liên tục. Nguyên do là việc miễn giảm giá vé đối với các phương tiện giao thông trên khu vực theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, phương án tăng giá vé theo quy định trong hợp đồng ba năm một lần chưa được cho áp dụng.


Mặt khác tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi vào khai thác cũng khiến lượng xe qua quốc lộ 1 giảm.


Theo Công ty 545, vấn đề khiến thu phí sụt giảm nghiêm trọng nhất là việc hình thành các hạ tầng khu dân cư mới, đường ngang dân sinh theo quy hoạch của thị xã Điện Bàn đoạn gần trạm thu phí.


Khi mở các khu dân cư thì hình thành các tuyến đường dẫn đến xe cộ khi tới gần trạm thì chạy vòng tránh né việc đóng phí.


"Trong khi đó, trước khi đầu tư dự án thì nhà đầu tư cũng đã làm việc với địa phương việc lựa chọn vị trí đặt trạm. Địa phương cũng thống nhất là sẽ đặt xa khu dân cư và không trúng vùng quy hoạch" - Công ty 545 nêu ý kiến.


Kêu cứu nhiều lần, chính quyền hỏi nhưng dân không đồng ý, nay lại kêu cứu

Doanh nghiệp này cho biết đã nhiều lần gửi văn bản từ trung ương tới địa phương để kêu cứu. Nhưng tới nay vẫn chưa có phương án cụ thể nào để hướng xe vào trạm BOT.


Hiện nay nguồn thu của dự án sụt giảm tới 90% so với phương án tài chính trong hợp đồng. Thu hằng ngày không đủ trả lãi ngân hàng, doanh nghiệp cũng không có kinh phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa toàn tuyến đang khai thác.


Dự án có nguy vỡ phương án tài chính do thời gian thu phí kéo dài, doanh nghiệp đối diện mối lo phá sản.


Từ thực tế trên, Công ty 545 đề nghị tỉnh Quảng Nam có giải pháp chỉ đạo, xử lý để hạn chế xe đi vòng mà không hướng vào trạm BOT của doanh nghiệp này.

Sau khi nhận được đơn kiến nghị, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, UBND  thị xã Điện Bàn nghiên cứu, có ý kiến giải quyết.

Trạm BOT vắng lặng trong khi xe ùn ùn vòng qua đường dân sinh 


Đây không phải lần đầu chủ đầu tư BOT Điện Thắng Trung gửi đơn kêu cứu vì quá sốt ruột khi thấy xe cộ đi đường vòng né trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1. Mới nhất, đầu năm 2024 doanh nghiệp này cũng đã gửi đơn với nội dung tương tự.


Sau khi tiếp nhận đơn, thị xã Điện Bàn cùng đơn vị quản lý đường bộ, doanh nghiệp cùng đại diện khu dân cư đã trực tiếp khảo sát vị trí dải phân cách đặt trước và sau trạm BOT.


Nhận thấy việc đóng dải phân cách để buộc xe phải vào trạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hàng ngàn người dân sống ở các khu dân cư hai bên trạm thu phí nên chính quyền đã họp lấy ý kiến bà con. Kết quả, 100% ý kiến đại diện người dân không đồng tình đóng dải phân cách.


Mọi việc về lại vị trí cũ. Cảnh ùn ùn xe vòng trạm cả đêm lẫn ngày, trong khi trạm thu phí đón lõng trên quốc lộ lại vắng hoe.

Theo Thái Bá Dũng/ Tuổi Trẻ

March 8, 2024

Công an, xe biển xanh xuất hiện, phong tỏa khu vực nhà riêng Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi

(Báo Giao Thông) - Hôm nay, nhiều công an cùng xe biển xanh xuất hiện quanh khu vực nhà riêng của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh.

Ngày 8/3, tại nút giao đường Hoàng Diệu và Trương Quang Cận và các ngã đường quanh khu vực nhà riêng của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi xuất hiện ô tô biển xanh và công an.





Các ngả đường quanh khu vực nhà riêng của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đều giăng dây và có CSGT túc trực hướng dẫn người dân lưu thông theo các đường khác.


Theo đó, từ trưa ngày 8/3, các ngã đường khu vực quanh nhà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tại khu đô thị Ngọc Bảo Viên đều được giăng dây và có Cảnh sát giao thông túc trực hướng dẫn người dân lưu thông các ngã đường khác.


An ninh tại khu vực được siết chặt.


Theo lịch làm việc tuần 10 và 11 từ ngày 4-17/3 của UBND tỉnh Quảng Ngãi phát hành cho thấy có phân công nhiệm vụ làm việc của Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh. Trong số đó, ông Minh sẽ chủ trì một số sự kiện của tỉnh tổ chức. Tuy vậy, nhiều ngày qua ông Minh vắng ở các cuộc họp quan trọng trên.


Ông Đặng Văn Minh (sinh năm 1966), quê ở xã Phổ An, TX Đức Phổ. Trước khi được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh, ông Minh từng đảm nhận các chức vụ: Giám đốc Sở GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.


Sáng 15/9/2020, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XII đã bầu ông Đặng Văn Minh giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021


Như thông tin đã đưa, ngày 25/2, Cục Cảnh sát kinh tế đã có công văn gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ: Đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, kế toán, đầu tư, thực hiện các dự án, công trình xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan.


Để phục vụ công tác điều tra, đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi cung cấp và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp toàn bộ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư; Lựa chọn nhà đầu tư; Thực hiện đầu tư, xây dựng, kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế, thanh tra, kiểm tra… các dự án, công trình do Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các công ty thành viên làm chủ đầu tư, thi công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Vợ giữ hết lương, anh em chúng tôi lấy đâu ra tiền mua quà 8/3

(Cuộc sống) - Các bà thật kỳ lạ, lương của chồng thì đòi giữ gần hết, vậy mà đến 8/3 lại ngấm nguýt, trách móc vì không tặng vợ món quà sang chảnh, đắt đỏ như chồng nhà người ta.



Dịp lễ của phụ nữ, các bà các cô cứ đua nhau phán xét, đánh giá người đàn ông của mình dựa trên việc có tặng quà hay không, quà tặng có đủ giá trị để chứng tỏ mức độ trân trọng hay không.

✅ Bà con ở Quảng Nam Đà Nẵng hãy tham gia Group:  Тіn Тứс Νónɡ Đà Νẵnɡ để cập nhật tin tức liên tục

Cứ xem các status khoe quà 8/3 của nhiều chị em trên mạng là đủ biết, quà càng đắt tiền càng thể hiện được thành ý. Những bó hoa tiền triệu, hoa kết bằng tiền mệnh giá 500 nghìn đồng, những chai nước hoa giá 5 - 7 triệu đồng hay chiếc túi hàng hiệu luôn khiến cho không ít phụ nữ khác công khai trầm trồ, xuýt hoa và bí mật về nhà trách móc, kể tội chồng.


“Chồng nhà người ta mua cho vợ cả con xe, cả cái túi LV giá sáu bảy chục củ, chồng mình thì…”


Cái câu so bì này của vợ tôi chắc cũng là câu cửa miệng của vợ nhiều ông khác trong dịp 8/3. Ý là quà của chồng sơ sài quá, giá trị tính bằng tiền thấp quá, không đủ cho nàng cảm thấy tự hào với 500 chị em trên mạng xã hội. Bà xã tôi còn bóng gió rằng chồng chỉ giỏi ga lăng, hào phóng với người ngoài, với vợ thì tính toán, ki bo, không nỡ bỏ ra mấy triệu bạc để tặng nàng món quà đủ để nở mày nở mặt khi chụp ảnh đăng Facebook.


Nhiều ông bạn tôi kể, vợ họ cũng mắng họ y như thế.


Oan chúng tôi quá! Không hiểu sao cứ đến những “ngày hội tặng quà cho phụ nữ” là các bà vợ lại trở nên đãng trí, quên mất một điều: Chúng tôi lấy đâu ra tiền mua quà 8/3 sang xịn mịn khi tháng nào cũng bị vợ giữ gần hết lương?

Vợ giữ hết lương, chúng tôi lấy đâu ra tiền mua quà 8/3? 

Vợ tôi biết rõ hơn tôi rằng công ty chồng trả lương vào ngày nào trong tháng để nhắc tôi giao nộp. Tôi chỉ được phép giữ lại một phần nho nhỏ đủ cho khoản xăng xe, ăn uống và ngoại giao ở mức cơ bản. Sống được đến ngày nhận lương tiếp theo đã là cố gắng lắm rồi, lấy đâu ra mà mua nước hoa với mỹ phẩm xịn tặng vợ 8/3?


Mà cho dù có một khoản tiền từ trên trời rơi xuống đúng vào “Tết phụ nữ”, tôi cũng chả dại mua món gì đắt tiền tặng vợ. Vì nàng sẽ chỉ sung sướng cho đến lúc trả lời hết các bình luận dưới “tút” khoe quà, sau đó sẽ bắt đầu “soi” chồng giấu quỹ đen ở đâu, từ nguồn nào mà có tiền mua món quà đó.


Nàng sẽ tự kiểm điểm xem mình đã lơi lỏng ở khâu nào trong quy trình kiểm soát thu nhập của chồng và đưa ra phương án quản lý triệt để hơn.


Mà như vậy thì nguy lắm, vì tất nhiên là tôi có quỹ đen. Để có tiền thỉnh thoảng đi uống bia với bạn bè, hay lén lút dúi cho cô em gái thích đua đòi ăn diện, bỏ phong bì đám cưới họ hàng cao hơn mức quy định của vợ một chút, tôi phải cặm cụi tăng ca, kiếm việc làm thêm ngoài giờ, tốn nhiều mồ hôi nước mắt lắm.


Nếu không tỉnh táo trước những lời khích bác của vợ mà trích quỹ đen ra mua quà 8/3 sang chảnh, tôi sẽ bị lột sạch, từ đó về sau tuy vẫn cứ phải tăng ca nhưng đừng hòng được giữ đồng nào nữa; 8/3 năm sau cũng đừng hòng có tiền mua quà sang cho vợ như “chồng nhà người ta”.


Thế nên, ngày 8/3, kẻ làm chồng chúng tôi chỉ xin chúc các bà xã đại nhân luôn khỏe mạnh, xinh tươi, và kính tặng món quà mọn mang ý nghĩa tinh thần là chính. Tôi nghĩ dù ước có quà to, vợ tôi vẫn thích giữ lương của chồng hơn.


Theo Vũ Long / VTC

March 6, 2024

Đà Nẵng: Một nữ sinh nhận 'ting ting' hơn 4,9 tỷ đồng của 1 trường đại học ‘xịn’ nhất nước Mỹ

(Đà Nẵng) - Nguyễn Ngọc Khánh Ngân (lớp 12, trường THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng) đã xuất sắc chinh phục thành công học bổng từ trường ĐH Furman (Mỹ), trị giá hơn 4,9 tỷ đồng cho 4 năm học.




Khánh Ngân nhận tin trúng tuyển vào hồi đầu tháng 12/2023. Khi nhìn thấy dòng chữ chúc mừng từ ĐH Furman qua email, nữ sinh đã vỡ òa cảm xúc, báo tin ngay cho bố mẹ. “Mình hét lớn: ‘Con đã làm được rồi!’. Mình chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển chỉn chu, cộng thêm chút may mắn, cuối cùng, mình cũng thành công. Đặc biệt, kết quả học bổng ‘ting ting’ chỉ sau sinh nhật 2 ngày nên đây mình xem như một món quà đáng nhớ nhất”, Ngân nói.

Được thành lập vào năm 1826, ĐH Furman được các trang giáo dục uy tín xếp hạng là một trong những trường đại học giáo dục khai phóng hàng đầu tại Mỹ (Liberal Arts Colleges - LAC). Không những vậy, đây còn là ngôi trường lâu đời và nằm trong Top 10 trường đại học đẹp nhất nước Mỹ.


Ngân cũng xuất sắc trúng tuyển từ các trường đại học khác, gồm: Trường ĐH Wooster, trường ĐH Gustavus Adolphus, trường ĐH Ithaca, trường ĐH Juniata và trường ĐH Knox, trường ĐH Rhodes, trường ĐH Muhlenberg, trường ĐH Beloit…

Khánh Ngân (ở giữa) và những người bạn tham gia các hoạt động thiện nguyện.


Từ những năm THCS, Ngân không có ý định du học. Nhưng lên THPT, cô có dịp giao lưu với anh chị du học sinh, từ đó, nhen nhóm ước mơ du học và quyết tâm “săn” học bổng. Việc lựa chọn nước Mỹ du học là vì Ngân cảm thấy nền giáo dục ở đây phát triển, có nhiều cơ hội công việc sau này và quan trọng là quỹ hỗ trợ tài chính của nước Mỹ phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.


Trong những năm học ở trường THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng, Ngân đạt điểm trung bình học tập 8,4/10. Tự nhìn nhận điểm số chưa nổi trội, Ngân tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa và đầu tư bài luận chỉn chu để tạo ấn tượng với hội đồng tuyển sinh khi nộp hồ sơ ứng tuyển.

Khánh Ngân đã sáng lập tổ chức cứu trợ động vật mang tên “Furever Home”. Dự án kết hợp với các đơn vị cứu trợ trên địa bàn TP. Đà Nẵng nhằm tìm kiếm chủ mới cho chó mèo bị bỏ rơi. Bên cạnh đó, Ngân còn lập câu lạc bộ thiện nguyện, cùng bạn bè tổ chức sân chơi giao lưu cho các em nhỏ, quyên góp tiền, nhu yếu phẩm hỗ trợ người nghèo. Ở trường, nữ sinh cũng tích cực trong các hoạt động của lớp, tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường.

Khánh Ngân là thành viên sáng lập tổ chức phi lợi nhuận cứu trợ động vật "Furever Home"


Ngân cân bằng thời gian lớp 11, lớp 12 cho các hoạt động ngoại khóa, ôn luyện chứng chỉ và cả việc làm hồ sơ. Bài luận chính - yếu tố quan trọng của hồ sơ du học, khiến Ngân đầu tư và suy ngẫm nhiều nhất. “Mình chia sẻ về quá khứ, khi lần đầu chứng kiến người bạn tuổi thơ - chú chó đã ăn phải bả và bị người lạ đánh cắp. Nhờ vào kỷ niệm ấy, mình nhận ra được nhân tính con người và vấn đề phúc lợi động vật tại Việt Nam. Tuy nhiên, mình lại luôn trốn tránh kỷ niệm đau buồn ấy. Bước ngoặt để mình thay đổi suy nghĩ và thành lập tổ chức về phúc lợi động vật, đó chính là lần mình cứu một chú chó bị tai nạn ngoài đường. Sự kiện đáng nhớ ấy đã đánh dấu dấu mốc trưởng thành của mình”, Ngân kể.

Hội họa cũng là một trong những đam mê của cô nàng Gen Z.


Điểm cộng nữa là năng khiếu hội hoạ, cùng sự yêu thích dành cho nghệ thuật đã giúp Khánh Ngân chinh phục được học bổng tài năng của các trường. Cô bạn có tài năng vẽ các bức tranh phong cảnh Việt Nam để đưa vào phần portfolio.


Bức tranh được Khánh Ngân vẽ trong portfolio về vẻ đẹp đồi chè Thái Nguyên


Phía dưới mỗi bức vẽ, Ngân đã viết nên sự trưởng thành cũng như từng dấu mốc trong cuộc đời. Việc theo đuổi đam mê đánh đàn piano hay vẽ tranh là khoảng lặng sống chậm, giúp Ngân thư giãn, tìm kiếm ý tưởng mới cho những dự án cá nhân.

Khánh Ngân sẽ lựa chọn ngành Truyền thông để hiện thực hóa ước mơ du học.


Khánh Ngân sẽ tới Mỹ và nhập học trường Furman, vào tháng 8/2024. Thời gian tới, nữ sinh sẽ dần thích nghi với môi trường học tập mới, kết nối bạn bè, trải nghiệm mới. Ngân cũng xác định vẫn cần hoàn thành chương trình học tại trường với kết quả tốt. Cùng với đó, cô muốn tìm thêm cơ hội để cọ xát, trải nghiệm công việc sáng tạo nội dung, bổ sung những kỹ năng thiết yếu khi sống xa gia đình.

Theo Tiền Phong

✅ Bà con ở Quảng Nam Đà Nẵng hãy tham gia Group:  Тіn Тứс Νónɡ Đà Νẵnɡ để cập nhật tin tức liên tục

March 5, 2024

Cho nghỉ việc nữ cán bộ tòa án tỉnh Quảng Bình vì qua Mỹ du lịch... rồi không trở về

(Quảng Bình) - Một nữ cán bộ TAND tỉnh Quảng Bình xin nghỉ phép năm để sang Mỹ du lịch, hết thời hạn không trở về cơ quan làm việc. Người nhà đã nộp đơn xin cho bà thôi việc

Ngày 4/3, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Bình xác nhận, đã giải quyết đơn xin thôi việc từ gia đình bà P.T.M.Ng. (cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng) theo nguyện vọng cá nhân của nữ cán bộ này.



TAND tỉnh Quảng Bình. Ảnh: CTV

Trước đó, tháng 11/2023, bà Ng. làm đơn xin nghỉ phép năm gửi TAND tỉnh Quảng Bình. Sau khi nhận đơn, TAND tỉnh đã báo cáo TAND Tối cao và được chấp thuận cho bà Ng. nghỉ phép đúng với quy định. Trong đơn, bà Ng. xin nghỉ phép 12 ngày để qua Mỹ du lịch, thăm người thân. Tuy nhiên, hết thời hạn này, bà Ng. không trở về đơn vị công tác, cũng không xin phép cơ quan mà ở lại Mỹ.


Sau đó, người nhà đã đại diện bà Ng. đến TAND tỉnh Quảng Bình nộp đơn xin thôi việc cho bà. Sau khi xem xét, đối chiếu các quy định, TAND tỉnh Quảng Bình đã báo cáo sự việc lên TAND Tối cao, đồng thời giải quyết cho bà P.T.M.Ng. thôi việc theo nguyện vọng cá nhân đúng với thẩm quyền.


Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Tuyến, Chánh án TAND tỉnh Quảng Bình cho biết: “Theo quy định của ngành thì khi xin đi nước ngoài phải xin phép TAND Tối cao. Khi chị Ng. gửi đơn, chúng tôi đã báo cáo và được TAND Tối cao đồng ý. Giờ chị Ng. không về nên gia đình đến gửi đơn xin thôi việc và chúng tôi giải quyết đúng với quy định của pháp luật”.

Theo Hải Sâm/ Viet nam Net

✅ Bà con ở Quảng Nam Đà Nẵng hãy tham gia Group:  Тіn Тứс Νónɡ Đà Νẵnɡ để cập nhật tin tức liên tục

Đà Nẵng: Lương thấp, nhiều công nhân không dám lập gia đình

 Nhiều công nhân ở Đà Nẵng chọn không tụ tập với bạn bè, không dám lập gia đình vì lo gánh nặng chi phí do lương quá thấp.





✅ Bà con ở Quảng Nam Đà Nẵng hãy tham gia Group:  Тіn Тứс Νónɡ Đà Νẵnɡ để cập nhật tin tức liên tục

Không dám lập gia đình


Quanh khu công nghiệp Hòa Khánh cũng như các khu công nghiệp khác ở Đà Nẵng là nơi trú ngụ của hàng vạn công nhân. Đa phần họ đều có cuộc sống khó khăn khi lương thấp, công việc bấp bênh lại ở nhà thuê nên nhiều người nghĩ mọi cách hạn chế tối đa việc chi tiêu.

Hình minh họa

Là thợ cơ khí thời vụ trong một công ty tại khu công nghiệp Hòa Khánh, anh A Lăng Be (29 tuổi, quê Quảng Nam) chỉ có mức thu nhập 250.000 đồng/1 ngày. Tuy nhiên, có nhiều ngày anh Be ở nhà vì không có việc để làm tại công ty.


Với mức thu nhập này, anh Be chỉ vừa đủ để trang trải tiền thuê trọ và những nhu cầu cơ bản hàng ngày như ăn, mặc.


Để hạn chế chi tiêu trong những ngày ở không, chàng trai này từ chối các cuộc nhậu với bạn bè, và thậm chí không đi cà phê nếu thấy không cần thiết.

“Tôi ít khi đi chơi với bạn bè, nên không gặp được bạn mới. Thậm chí tôi và rất nhiều người bạn cùng cảnh ngộ còn không nghĩ đến việc lập gia đình vì ít giao du nên không gặp được đối tượng và quan trọng hơn là sợ không nuôi nổi gia đình”, nam công nhân chia sẻ.


Lương thấp, áp lực chi tiêu khiến công nhân ở trọ phải dè sẻn từng bữa ăn.

Còn trong căn nhà trọ chỉ vỏn vẹn 10m2 trên đường Đặng Chất (Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu), chị Hồ Thị Dí (38 tuổi, quê Thừa Thiên - Huế) đang ngồi một mình bên mâm cơm tối do chồng và anh trai ở cùng nhà đang đi ca đêm.


Tuy không phải chi tiêu cho con cái, nhưng hai vợ chồng người công nhân này đang phải chạy vạy từng tháng để chi trả cho khoản vay tín dụng 60 triệu đồng trước đó. Chưa kể, gia đình chị Dí còn vay 50 triệu đồng từ Hội Nông dân, vẫn chưa hoàn lại vốn.


Mỗi tháng, phòng trọ của chị Dí đang ở được cho thuê với giá 1,5 triệu đồng, cộng với tiền lãi vay nợ khiến chị Dí phải tiết kiệm hết mức trong việc chi tiêu. Thậm chí mỗi ngày chị chỉ ăn 2 bữa là trưa và tối, nhiều khi phải hâm nóng, dùng lại thức ăn từ trưa ngày hôm trước.


Đắn đo từng khoản chi 


Tối một ngày đầu tháng 3, anh Nguyễn Văn Tài (43 tuổi, quê Nam Định) trở về phòng trọ trong một con hẻm trên đường Âu Cơ (Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) trong trạng thái ủ rũ sau khi kết thúc ca làm việc dài 8 tiếng đồng hồ. Đầu tháng, gia đình anh lại chuẩn bị phải chi tiêu một khoản cho tiền trọ.


Hiện tại, anh Tài làm bảo vệ hơn 1 tháng nay cho một nhà máy sản xuất phụ gia thực phẩm tại khu công nghiệp Hòa Khánh với mức lương 4,5 triệu /1 tháng.


Tuy lương thấp, nhưng theo anh Tài, có công việc đã là may mắn, bởi vì cách đây vài tháng, bản thân anh bị cho nghỉ việc do công ty cắt giảm nhân sự. Mặc dù đóng bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, nhưng hiện tại anh vẫn chưa được nhận bất kỳ một khoản tiền nào.


Gia đình anh Tài hiện tại có 4 người, 2 vợ chồng và 2 con. Con đầu của anh đang học lớp 12 ở Hà Nội, còn con nhỏ đang học nhà trẻ. Vợ anh làm nghề buôn bán tự do. Trung bình, mỗi tháng tổng thu nhập gia đình anh chỉ nhỉnh hơn 10 triệu đồng.


Với thu nhập thấp, con đang tuổi ăn học khiến anh Tài phải dè sẻn từng khoản chi để cân bằng cuộc sống.


“Tiền trọ mỗi tháng 2 triệu, con lớn thì ở ngoài Hà Nội với ông bà nội nên mỗi tháng gửi ra 3 triệu, con nhỏ gửi nhà trẻ 1,5 triệu, chưa tính tiền sữa… ít nhất cũng phải 7 triệu rồi.


Còn tiền ăn uống, sinh hoạt nên làm được đồng nào tiêu đồng đó, nhiều khi phải vay mượn người thân mới đủ mà chi tiêu”, anh Tài cho biết.


Khi được hỏi về giải pháp lâu dài, anh Tài dự định sẽ sắp xếp làm thêm công việc trông xe để kiếm thêm thu nhập vào thời gian rảnh.

Đà Nẵng: Công viên rồng, cần hay không?

- Chẳng phải thành phố đã có chủ trương rồi sao! Cảnh ngổn ngang ở khu đất dự kiến làm công viên rồng. Cảnh ngổn ngang ở khu đất dự kiến làm...